Diễn đàn Đầu tư xã hội Việt Nam 2014

Vào ngày 4/12, Lotus Impact, Trung Tâm Phát Triển Doanh Nghiệp Xã Hội Tia Sáng (Spark) và Trung Tâm Hỗ Trợ Sáng Kiến Phục Vụ Cộng Đồng (CSIP) đồng tổ chức Diễn Đàn Đầu Tư Xã Hội Việt Nam (SIF) 2014 tại Khách sạn Novotel Sài Gòn. Diễn đàn này quy tụ các doanh nghiệp xã hội, các nhà đầu tư trong nước, khu vực và toàn cầu, các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan trung gian khác để cùng tham gia phát triển lĩnh vực đầu tư xã hội tại Việt Nam.

Mục tiêu của diễn đàn nhằm hình dung bối cảnh đầu tư xã hội trên hai phương diện: xu hướng toàn cầu trong lĩnh vực tài chính xã hội cũng như sự mở rông hơn về tài chính hiện đang được triển khai tại Việt Nam nhờ vào sự hỗ trợ của các tác động xã hội; nhằm thông tin cho người tham dự về các chính sách, các bên liên quan và sáng kiến trong lĩnh vực này; và cuối cùng là nhằm thúc đẩy phát triển đầu tư xã hội trong tương lai bằng cách kết nối các doanh nghiệp xã hội với nhà đầu tư và tạo điều kiện để nhận diện và đối thoại trung thực về các rào cản đối với sự phát triển của lĩnh vực này trong tương lai.

Diễn đàn tổ chức 4 phiên họp toàn thể và 4 phiên họp nhóm. Phiên họp toàn thể số 1 thảo luận về bối cảnh đầu tư tác động. Các diễn giả trong phiên này chia sẻ kinh nghiệm về việc xây dựng các quỹ đầu tư giải quyết các vấn đề thuộc Hai và Ba chủ yếu cơ bản (Double and Tripple bottom line) nhằm đầu tư vào các tổ chức sáng tạo đang hỗ trợ các dự án tài chính vi mô và các công cụ tài chính khác cho các cộng đồng còn nhiệu khó khăn. Các diễn giả thường xuyên nhắc lại tính chất có thể đo lường của tác động của các dự án được đầu tư.

Phiên họp toàn thể số 2 thảo luận về vai trò của hoạt động thiện nguyện trong tài chính xã hội. Người tham dự phiên họp này đề cập đến nét tương đồng và bổ sung giữa đầu tư tác động và hoạt động từ thiện. Đặc biệt người tham gia đã nói đến cách các nhà đầu tư có thể tận dụng các hoạt động thiện nguyện để xúc tiến sáng chế, cách các hoạt động này có thể giúp các nhà đầu tư và doanh nghiệp xã hội nhìn được bức tranh toàn cảnh và cách mà hoạt động thiện nguyện có thể được sử dụng để mở rộng tác động của đầu tư. Điểm nhấn mạnh trong phiên họp này là hoạt động thiện nguyện nên được thực hiện như đầu tư vào doanh nghiệp.

Một trong hai phiên họp nhóm giữa hai phiên họp toàn thể đầu tiên là triển lãm về doanh nghiệp xã hội. Trong phiên họp này, ba doanh nghiệp xã hội hàng đầu của Việt Nam đã có cơ hội giới thiệu dịch vụ và sản phẩm của họ với hai nhà đầu tư tác động ở Việt Nam. Doanh nghiệp xã hội đầu tiên là Công ty TNHH Phúc Thành, đây là công ty cung cấp mô hình nước uống sạch từ vòi với mức giá hợp lý cho những hộ nghèo sống ở khu vực bị nhiễm mặn. Doanh nghiệp xã hội thứ hai, SolarServe, giới thiệu bếp năng lượng mặt trời và bếp sạch – những thiết bị bán giá rẻ cho các gia đình nghèo và dân tộc thiểu số. Doanh nghiệp xã hội thứ ba giới thiệu dịch vụ là Công ty Vexere – cổng thông tin trực tuyến lớn nhất đặt vé và thông tin về vé xe tại Việt Nam.
Phiên họp toàn thể thứ ba thảo luận về những nhân tố tạo nên hệ sinh thái tài chính xã hội. Chủ đích của cuộc hội thoại nền tảng để thực hiện các chương trình tài trợ xã hội được xây dựng bởi ý tưởng và quyết định của nhiều cá nhân và tổ chức, không giới hạn chỉ bởi nhà hảo tâm và nhà đâu tư. Các diễn giả vừa nêu lên các đánh giá về các ý tưởng đã được thực hiện trước đây cũng như những hạn chế trong hệ thống sinh thái hiện nay ở Việt Nam. Mô hình mà các chuyên gia này có kinh nghiệm là doanh nghiệp xã hội cần trả phí cho dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho nhà đầu tư nếu họ thành công nhờ vào các dịch vụ này, đây chính là tác nhân giúp thay đổi tư duy cố hữu của các doanh nghiệp xã hội cũng như những nhà hảo tâm, từ hoạt động từ thiện thành đầu tư mang lại lợi ích.

Trước khi phiên họp toàn thể cuối cùng diễn ra, phiên họp nhóm số ba thảo luận về những rào cản và khó khăn mà họ cho rằng đang cản trở sự phát triển của đầu tư xã hội ở Việt Nam ở thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai gần. Rào cản chính diễn ra đó là các tổ chức phi lợi nhuận và doanh nghiệp xã hội chưa có tinh thần doanh nghiệp, ưa chuộng hiện trạng không muốn thay đổi và phụ thuộc quá nhiều vào các khoản quyên góp và tài trợ. Tất cả những điều này sẽ mang lại khó khăn cho họ trong việc tìm kiếm các nguồn hỗ trợ tài chính, vì các nhà đầu tư lại đòi hỏi những bản kế hoạch hoạt động/kinh doanh rõ ràng cụ thể, các tác động xã hội và tài chính có thể đo lường được và sự sẵn lòng cải thiện các phương thức hoạt động của tổ chức.

Người tham dự phiên họp toàn thể cuối cùng trả lời và đóng góp những giải pháp có thể để giải quyết những khó khăn và rào cản mà người tham gia phiên họp nhóm số 3 nhìn nhận là đang hạn chế sự phát triển của đầu tư tác động ở Việt Nam. Đặc biệt, các chuyên gia của phiên họp này sẽ dựa trên kinh nghiệm của bản thân về lĩnh vực đầu tư tác động và xã hội ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài để đưa ra cac giải pháp giúp phát triển thêm lĩnh vực này tại Việt Nam.

Related Posts