Ngày 7 tháng 11 vừa qua, cô Dana R.H Đoàn – Người sáng lập và Cố vấn chiến lược của Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Cộng đồng LIN – đã tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Châu Á về Từ thiện chiến lược (PIA) 2014: Tập trung vào vấn đề Hợp táccdiễn ra 2 ngày tại Singapore với những cuộc đối thoại được thiết kế nhằm cải thiện tầm ảnh hưởng của các hoạt động thiện nguyện tại châu Á. Sau đây là những chia sẻ của cô sau Hội nghị.
“Đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, tôi hết sức mong chờ những cuộc trò chuyện và chia sẻ kinh nghiệm trực tiếp sẽ diễn ra trong hội nghị. Tôi đặc biệt nóng lòng muốn tìm hiểu những thay đổi kể từ buổi khai mạc hội nghị PIA được tổ chức vào năm 2012.
Điều gây ấn tượng cho tôi nhất trong suốt Hội nghị 2014 là việc sử dụng thường xuyên từ “hợp tác” và những từ liên quan như quan hệ đối tác, sử dụng nguồn lực cộng đồng, chia sẻ và kết nối. Rõ ràng, đây là một kết quả mong muốn của Hội nghị – đó là chương trình bao gồm một phiên họp toàn thể và phiên họp nhỏ dành riêng cho chủ đề nói trên; tuy nhiên chương trình cũng phát triển một cách tự nhiên, mà các nhà hoạt động thiện nguyện cũng cho rằng đây là phương cách tốt nhất để giải quyết những thách thức ngày càng phức tạp trên toàn châu Á.
Là đại diện cho một tổ chức thiện nguyện cộng đồng gắn liền với địa phương, tôi biết rõ rằng hợp tác là yếu tố quan trọng cho sự phát triển bền vững. Trong khi đó là một chiến lược trung tâm trong hầu hết các chương trình của chúng tôi, việc hợp tác cũng gặp không ít khó khăn. Vì lý do này, tôi thấy rất hữu ích khi được nghe các nhà hoạt động thiện nguyện trên khắp châu Á Thái Bình Dương nói về những thách thức tương tự và cách họ khắc phục chúng.
Trong cuộc đối thoại then chốt của mình, bà Audette Excel, người sáng lập và Chủ tịch của ISIS Foundation (sẽ sớm đổi tên thành ADARA), nói về sự thiếu kết nối giữa nhiều doanh nghiệp và các tổ chức phi lợi nhuận, bà cũng đưa ra lời khuyên thiết thực sau đây:
“Cộng đồng doanh nghiệp cần phải học cách tôn trọng và lắng nghe cộng đồng các tổ chức phi chính phủ (NGO). Họ cần phải tham gia các hoạt động phi lợi nhuận với cùng một mức độ tận tụy và cẩn trọng như khi họ làm việc cho doanh nghiệp của mình…. Trong khi đó, các NGO cần phải tìm hiểu những gì là quan trọng đối với cộng đồng
doanh nghiệp. Họ cần phải nghiên cứu những gì mà doanh nghiệp làm, làm như thế nào, những gì họ có thể học hỏi để làm … Chúng ta cần phải khắc phục sự thiếu kết nối này … ”
Ngoài việc tiếp xúc liên lạc giữa các khu vực lợi nhuận và phi lợi nhuận, Việt Nam và các nước khác trong khu vực cũng đang phải đối mặt với những thách thức về cơ sở hạ tầng vốn làm hạn chế khả năng hoạt động hiệu quả. Trong bài trình bày của mình về báo cáo Đòn bẩy cho sự Thay đổi, bà Crystal Hayling, đồng tác giả, đã nêu bật thực tế rằng các nhà tài trợ chưa có thói quen chủ động chia sẻ nghiên cứu, kinh nghiệm làm việc tốt nhất và bài học rút ra của họ, trong khi tất cả những hoạt động này đều có thể mang lại lợi ích cho những ai đang cùng giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực tương tự. Mặc dù Việt Nam không nằm trong nghiên cứu của họ, nhưng các tác giả có lẽ cũng sẽ đối mặt với vấn đề tương tự tại đây.
Một trong những điểm nổi bật bất ngờ của Hội nghị PIA năm nay là bài trình bày của một doanh nhân, cũng là nhà hoạt động thiện nguyện, một người dày dạn kinh nghiệm làm việc trực tiếp, một tiềm năng to lớn trong nỗ lực hợp tác …
Ông Parminder Singh, đại diện Twitter khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đã mô tả cách ông sử dụng Twitter như một mạng lưới giúp phối hợp các nỗ lực cứu trợ những hậu quả của trận lũ chưa từng có tại Jammu và Kashmir, Ấn Độ tháng chín vừa qua. Mạng lưới này rất hiệu quả, ngay đến cả quân đội Ấn Độ cũng bắt đầu sử dụng. Ông Singh cho rằng, “Chúng tôi luôn biết rằng con người có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp. Nhưng quan trọng là làm thế nào để tận dụng tốt những phẩm chất đó.”
Ông nói về việc tình nguyện viên muốn được tham gia một cách thường xuyên. Ông nói về nhu cầu của nhà tài trợ trong việc cần được cung cấp thông tin nhanh chóng và minh bạch (“tốc độ hơn hẳn sự hoàn hảo”). Ông đã đưa ra thử thách cho các công ty nhằm “chia nhỏ” các ngày sự kiện hoạt động tình nguyện của họ thành những hoạt động thường xuyên hơn cho nhân viên. Ông cũng đề nghị các NGO khám phá phương pháp tận dụng nguồn lực cộng đồng và tìm ra những cách mới để thu hút, tiếp xúc và liên lạc với các nhà tài trợ và tình nguyện viên.
Ý kiến của ông Singh chứa đựng những điểm tương đồng với những kinh nghiệm và quan sát của riêng tôi đối với các hoạt động thiện nguyện tại Việt Nam. Trong khi tổ chức mà tôi đại diện đã huy động hàng trăm tình nguyện viên có chuyên môn cao mỗi năm, nhưng vẫn còn hàng trăm người khác đang tìm kiếm cơ hội và cũng có những người mà chúng tôi đã thuyết phục được họ tham gia đôi khi lại bỏ giữa chừng vì chúng tôi không sử dụng kỹ năng của họ một cách hiệu quả.
Để giải quyết khoảng cách này, tôi phát hiện ra tiềm năng của một loại hợp tác khác được lấy cảm hứng từ vị diễn giả then chốt của ngày hội nghị thứ hai, ông Fernando Zobel de Ayala, Giám đốc điều hành Tổng công ty Ayala. Trong bài phát biểu của mình, ông Ayala khuyên, “NGO nên ước mơ lớn nhưng phải hoàn toàn đảm bảo rằng họ quyết tâm xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để đạt được những ước mơ đó.
Những người như tôi, với kiến thức của khu vực tư nhân, có thể giúp xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho các NGO. ”
Tôi đồng ý. Đó chính là phương thức hợp tác có thể đưa chúng ta đến nơi mà chúng ta cần phải đi.”