Hội thảo Trao đổi kiến thức và kinh nghiệm phát triển các tổ chức phi lợi nhuận

Thông qua tài trợ của USAID, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Cộng đồng LIN, hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vững (MSD) và Trung tâm Luật Phi lợi nhuận Quốc tế(ICNL) đã tổ chức hội thảo “Trao đổi kinh nghiệm và kiến thức quốc tế về sự phát triển của tổ chức phi lợi nhuận” trong hai ngày 31 tháng 7 và 1 tháng 8 năm 2014.

Hội thảo chia thành Bốn phiên thảo luận các vấn đề liên quan đến Luật phi lợi nhuận (NPO). Ở mỗi phiên đều có ba diễn giả quốc tế đến từ khu vực Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản cùng với các diễn giả Việt Nam chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của khu vực, quốc gia mình.

Phiên họp 1: Khung pháp lý về việc gây quỹ của NPO

Phiên họp này tập trung vào việc hình thành và đăng ký của tổ chức Phi lợi nhuận, trọng tâm là các quy trình pháp luật trong việc đăng ký tư cách pháp nhân.

Theo chia sẻ của các diễn giả, tại các quốc gia Châu Âu và Mỹ, việc thành lập tổ chức NPO tập trung vào hai luật về Quỹ và Hiệp Hội, theo một Bộ luật nhất định. Trong khi đó Nhật Bản và Việt Nam tồn tại nhiều loại hình thành lập tổ chức và có cơ cấu luật pháp riêng biệt. Rất nhiều

câu hỏi được đặt ra trong phiên thảo luận đã được các diễn giả đã trả lời thẳng thắn và trực tiếp.

Phiên họp 2: Quản trị nội bộ tổ chức NPO

Phiên họp 2 đã tập trung vào vai trò của pháp luật trong việc hình thành các chỉ số cho việc quản trị tốt nội bộ tổ chức NPO.

Kinh nghiệm Hoa Kỳ cho thấy việc quản trị nội bộ thông qua luật pháp và các văn bản dưới luật được hình thành ở cơ chế tiểu bang và liên bang. Ở Châu Âu thì Pháp luật Trung và Đông Âu vẫn còn nhiều khác biệt trong vấn đề quản trị nội bộ NPO. Riêng quản trị tốt ở Nhật Bản được hiểu là “3 quyền lực” liên quan đến quy trình: ra quyết định, thực hiện và giám sát. Tại Việt Nam, cơ chế về Hội đồng Trung tâm/Quản trị/kiểm soát dưới các loại hình tổ chức NPO đều đã được quy định trong luật; tuy nhiên, còn khá ít các tổ chức NPO đang thực hiện hiệu quả.

Các câu hỏi trong phiên này tập trung vào cơ chế thành lập, tổ chức, vận hành và đánh giá hiệu quả Hội đồng quản trị

Phiên họp 3: Hệ thống tự quản dành cho NPO

Phiên họp này làm rõ các cơ chế tự quản của các tổ chức NPO.

Các nước đều nhận thấy nhu cầu đòi hỏi sự minh bạch và trách nhiệm giải trình của NPO là thách thức chung các NPO ở các quốc gia đều phải đối mặt. Nhiều câu hỏi cũng đã được đặt ra, tập trung vào: các quy tắc tự quản, chứng nhận của chính phủ hay tổ chức NPO lớn,…

Phiên họp 4: Khung pháp lý về việc gây quỹ của NPO

Kinh nghiệm của Nhật cho thấy sự ủng hộ nhiệt tình của chính phủ trong việc các tổ chức NPO khuyến khích hình thức gây quỹ từ người dân. Tại Hoa Kỳ, khung pháp lý trong gây quỹ được quy định tại luật liên bang và tiểu bang tùy theo hình thức tổ chức NPO đăng ký. Ở Châu Âu,

việc gây quỹ thường chú trọng vào các quy định về giấy phép và cấp giấy phép và việc báo

cáo minh bạch tài chính liên quan đến gây quỹ. Trong trường hợp tại Việt Nam, luật sư Hồng Chuyên, công ty luật YKVN, cũng đã chỉ ra là khái niệm phi lợi nhuận trong các văn bản luật tại Việt Nam đã gây khó khăn hoạt động gây quỹ phi lợi nhuận của các NPO.

Các câu hỏi đặt ra trong phiên này khá thú vị và hào hứng về các quy định của Bộ luật dân sự liên quan đến vấn đề gây quỹ tại NPO.

Vấn đề phi lợi nhuận, những thử thách hiện hữu dành cho NPO

Gần 60 tham dự viên và diễn giả cũng đã tham gia phần thảo luận nhóm và đóng góp ý kiến về những trải nghiệm, thử thách và các vấn đề mà 4 phiên họp chưa đề cập đến.

“Nội dung hội thảo rất thiết thực và cần thiết cho các NPO và VNGO đang hoạt động tại Việt Nam được hiệu quả và đúng pháp luật.” Ông Đinh Quang Ý, Phó Giám Đốc Central Highlands Center for Community Development & Climate Change Adaptation (CHCC), Ban Mê Thuột chia sẻ.

Tham khảo tài liệu hội thảo Trao đổi kiến thức và kinh nghiệm về phát triển các tổ chức phi lợi nhuận tại đây (phần Tuân thủ pháp luật)

Related Posts